Wednesday, March 7, 2007

Tong Quan ve My Tho


Thành phố Mỹ Tho hiện là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Tiền Giang (được Thủ tướng Chính phủ công nhận vào ngày 07 tháng 10 năm 2005), là đô thị tỉnh lỵ, nằm ở bờ bắc hạ lưu sông Tiền. Phía đông và bắc giáp huyện Chợ Gạo, phía tây giáp huyện Châu Thành, phía nam giáp sông Tiền và tỉnh Bến Tre, có diện tích tự nhiên 49,98 km2, trong đó phần diện tích nội thị là 9,17 km2. Dân số thường trú và tạm trú khoảng 215.000 người, có 15 đơn vị hành chính cơ sở (gồm 11 phường và 04 xã).

Thành phố Mỹ Tho có lịch sử hình thành khá sớm. Từ năm 1623 - một bộ phận người Việt từ Miền Bắc và Miền Trung vào lập nghiệp ở vùng tả ngạn sông Bảo Định (Phường 2, 3, 8 và xã Mỹ Phong, Đạo Thạnh, Tân Mỹ Chánh, hiện nay còn di tích lưu lại), chủ yếu sống bằng nghề nông và buôn bán. Vào cuối thế kỷ 17, Nam Bộ có hai trung tâm mua bán lớn là Mỹ Tho và Biên Hòa. Thế mạnh của phố chợ Mỹ Tho là mua bán, đặc biệt là hàng nông thủy sản rất dồi dào, chiếm ưu thế cả vùng. Từ đó đến nay, Mỹ Tho đã không ngừng phát triển, mặc dù đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, nhất là đối với ngành thương mại, đã hơn 300 năm giữ vai trò chợ đầu mối điều phối hàng hóa cho các nơi trong tỉnh cũng như khu vực đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Mỹ Tho vừa là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật của tỉnh Tiền Giang, vừa có vai trò tác động tích cực cho sự phát triển của vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

Mỹ Tho nằm ở vị trí bờ bắc hạ lưu sông Tiền. Phía đông và bắc giáp huyện Chợ Gạo, phía tây giáp huyện Châu Thành, phía nam giáp sông Tiền và tỉnh Bến Tre, có diện tích tự nhiên 49,98 km2, trong đó phần diện tích nội thị là 9,76 km2, dân số 165.074 người, có 15 đơn vị hành chính cơ sở (gồm 11 phường và 04 xã ven).

Thành phố Mỹ Tho có lịch sử hình thành khá sớm từ năm 1.623 và liên tục phát triển cho đến nay. Vào thế kỷ 17, Mỹ Tho đã trở thành một trong hai trung tâm thương mại lớn nhất Nam bộ lúc bấy giờ (trung tâm còn lại là cù lao phố Biên Hòa). Sự hưng thịnh của phố chợ Mỹ Tho cho thấy nền sản xuất nông - ngư nghiệp và kinh tế hàng hóa địa phương ở thời điểm đó đã có những bước phát triển đáng kể, đặc biệt là đối với ngành thương mại, mặc dù đã trải qua bao thăng trầm lịch sử nhưng hơn 300 năm qua vẫn không ngừng phát triển, luôn giữ vai trò chợ đầu mối, điều phối hàng hóa cho các nơi trong tỉnh và khu vực. Sở dĩ Mỹ Tho có vai trò tích cực là do nằm ở vị trí khá thuận lợi: cạnh thành phố Hồ Chí Minh, cửa ngõ về miền Tây Nam bộ, tiện đường bộ, giáp sông Cửu Long, gần biển Đông ... đây là yếu tố quyết định cho sự phát triển của thành phố Mỹ Tho trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai.

No comments: